Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Có 3 biện pháp để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đó là: Biện pháp hình sự; biện pháp dân sự và biện pháp hành chính.
Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính. Trong khi đó, ranh giới giữa biện pháp dân sự và biện pháp hành chính lại chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt vấn đề những tranh chấp nào được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và những tranh chấp nào được giải quyết bằng “con đường” hành chính. Hệ quả là, nhiều tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ lẽ ra phải được giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự nhưng lại giải quyết theo thủ tục hành chính

Quy định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, các cơ quan đôi khi thực hiện công việc không thuộc thẩm quyền của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Người có quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Do pháp luật không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết.

Nguyên đơn trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ có thể là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc một số người có quyền liên quan khác. Cụ thể như sau:

Đối với những tranh chấp về quyền tác giả, những người sau đây có quyền khởi kiện:

  • Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
  • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
  • Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;
  • Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
  • Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng hình; tổ chức phát sóng;
  • Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;
  • Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, những người sau đây có quyền khởi kiện:

  • Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
  • Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
  • Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.
  • Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.
  • Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng.
  • Người biểu diễn; tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình; tổ chức phát thanh, truyền hình.
  • Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Click Below For English Version

English-speaking dispute lawyers in Vietnam?

Related Posts

Những vấn đề cần chú ý khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp

For Clients Speaking English

ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.