Trong 10 năm qua, Việt Nam luôn là một trong những điểm đến M&A hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Nhiều nhà đầu tư quốc tế đã lựa chọn Việt Nam là nơi phát triển kinh doanh của mình, để đầu tư trực tiếp, xin giấy phép đăng ký đầu tư, hay thực hiện việc mua cổ phần tại các doanh nghiệp bản địa.
Hoạt động M&A giúp cho các doanh nghiệp quốc tế có thể tận dụng những nền tảng kinh doanh sẵn có của các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp tục thực hiện đầu tư. Điều này giúp các nhà đầu tư quốc tế có thể kịp thời nắm bắt xu hướng dịch chuyển của công nghệ, chính sách pháp lý, cơ sở vật chất để thực hiện kinh doanh, thay vì xây dựng lại từ đầu, sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
Thời gian gần đây, thị trường M&A tại Việt Nam rất sôi động và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trên thế giới, nhất là trên lĩnh vực bán lẻ, tài chính. Nhiều nhà đầu tư quốc tế đã thực hiện nhiều thương vụ M&A lớn tại Việt Nam trong các năm qua và đạt được những lợi nhuận đáng kể trong kinh doanh.
Có nhiều lý do để nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam là nơi thực hiện kinh doanh, nhưng một số yếu tố chính giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế chính là sự ổn định chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế số 1 Đông Nam Á, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên Việt Nam là nước duy nhất được dự báo có mức tăng trưởng dương tại khu vực. Ngoài ra, với dân số 100 triệu dân, vì vậy đây được coi là thị trường tiêu thụ lớn, cùng với lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao.
Hiện nay, với xu thế dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Việt Nam là nơi đặt nhà máy. Việc xây dựng nhà máy lại từ đầu cũng khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian, chi phí, vì vậy, việc tận dụng các nhà máy của Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư không bị gián đoạn việc sản xuất của mình, nhanh chóng vận hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt hoạt động M&A tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài cần tìm hiểu rõ thị trường và đối tác Việt Nam trước khi thực hiện M&A, thông qua việc đánh giá thị trường, đánh giá đối tác về năng lực tài chính, khẳ năng triển khai, tình hình nhân sự chủ chốt. Việc này sẽ giúp cho nhà đầu tư nắm được điểm mạnh, yếu của đối tác, vạch ra con đường kinh doanh phù hợp sau khi thực hiện M&A. Ngoài ra, để tránh các rủi ro không đáng có, như việc giá cả giao dịch không đúng với chất lượng, các rủi ro pháp lý liên quan, nhà đầu tư cần tìm một công ty tư vấn M&A uy tín và có kinh nghiệm tại Việt Nam để có thể thực hiện chuẩn bị cho mình một kế hoạch tối ưu, tốt nhất trước khi thực hiện.
Click Below For English Version
Related Posts
Quy định nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua mua bán sáp nhập
Dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp
Làm thế nào để tiến hành thẩm định pháp lý cho M&A tại Việt Nam
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.