Năm 2021, do sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, khiến tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư, nhằm kêu gọi các nhà đầu tư lớn thực hiện đầu tư, nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội và đạt được kết quả cao.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/10/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 15,15 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính lũy kế đến ngày 20/10/2021, cả nước có 34.266 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 404 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 247 tỷ USD, bằng 61,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó là ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 33,1%, 27,8% và 16% tổng số dự án.
Đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,15 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,4 tỷ USD, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 84,2% tổng vốn đầu tư của Long An). TP Hồ Chí Minh đã trở lại vị trí thứ hai với trên 2,73 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký 2,72 tỷ USD, chiếm gần 11,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh,…
Xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (34,1%), số lượt dự án điều chỉnh (17,7%) và góp vốn, mua phần vốn góp (59,4%).
Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc (giảm số lượng, tăng về chất lượng) nhằm loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng. Điều này cũng ảnh hưởng một phần tới số lương các dự án của các nhà đầu tư nhỏ dự định đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong việc phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã áp dụng chính sách hạn chế nhập cảnh và thực hiện cách ly dài ngày, điều này ảnh hưởng đến tiến độ khảo sát, làm thủ tục đầu tư của các chuyên gia và nhóm phát triển dự án.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã thực hiện phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.
Trong năm 2021, do nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện đầu tư của nhà đầu tư quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư, Việt Nam vẫn trở thành điểm đến đầu tư của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, với nhiều chính sách thu hút FDI nhằm vực dậy nền kinh tế sau dịch. Việt Nam hi vọng rằng, các nhà đầu tư quốc tế có thể nắm bắt cơ hội để thực hiện đầu tư, thành lập công ty, xin giấy phép đầu tư, nhằm đem lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho mình.
Click Below For English Version
Related Posts
Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới
Những vấn đề cơ bản nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi thành lập công ty tại Việt Nam
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.