Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Từ các ý tưởng khởi nghiệp dần dần xuất hiện các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số. Vì là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp truyền thống lớn cũng như các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

 Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là căn cứ để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp có thể đối mặt với sức ép cạnh tranh trên thị trường. Các tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: lĩnh vực hoạt động, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

 Thứ nhất, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

 Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

 Thứ ba, doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

 Vì có số lượng doanh nghiệp chiếm đa số trên thị trường Việt Nam nên Nhà nước đã đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Với khả năng tạo ra cơ hội làm ăn kinh doanh và việc làm hiệu quả giúp cho mô hình doanh nghiệp này ngày càng được khuyến khích phát triển và nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước để mở rộng và phát triển được mô hình doanh nghiệp này tại nước ta.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam