Những khó khăn trong việc xin giấy phép lao động sau covid

Xuất phát từ sự hội nhập quốc tế và nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam, số lượng người nước ngoài làm việc ở nước ta ngày càng tăng. Để đảm bảo sự bình ổn của thị trường lao động và sự quản lý, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, pháp luật yêu cầu người nước ngoài cần phải có giấy phép lao động để được làm việc ở nước ta, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Sau đại dịch Covid, quy trình xin giấy phép lao động cũng dần bình thường hóa trở lại. Tuy nhiên, người lao động nước ngoài vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình xin giấy phép lao động.

Thứ nhất, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động được quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP liệt kê nhiều văn bản, giấy tờ mà người lao động phải chuẩn bị. Trong đó, có điểm c yêu cầu: “Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, sức khỏe của người lao động nói chung và người nước ngoài nói riêng trong nhiều trường hợp không đủ điều kiện để nhận Giấy chứng nhận sức khỏe. Hồ sơ của họ từ đó không được tiếp nhận do chưa đáp ứng được yêu cầu pháp luật đặt ra. Ngoài ra, số lượng lớn tài liệu phải chuẩn bị trong hồ sơ gây khó khăn cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Để thu thập tất cả những tài liệu này không phải điều dễ dàng, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và trải qua nhiều thủ tục, đặc biệt là khó khăn về ngôn ngữ khi có những tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Khoản 10 Điều 9 Nghị định trên quy định về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài, chứng thực các bản sao. Dù biết quy định này giúp bảo đảm tính xác thực của các tài liệu song thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chưa thật sự phổ biến nên không phải ai cũng biết thực hiện, dẫn tới việc mất nhiều thời gian.

Thứ hai, thời gian để được cấp giấy phép lao động khá dài với nhiều trình tự, thủ tục khác nhau. như xin chấp nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ. Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, số lượng giấy tờ trong hồ sơ tương đối nhiều nên quá trình chuẩn bị cũng mất rất nhiều thời gian. Trong những trường hợp khẩn cấp, cần sử dụng người lao động nước ngoài ngay lập tức hoặc ngay trong một khoảng thời gian ngắn thì việc xin giấy phép sẽ cản trở nhu cầu này và gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Do đó, cơ quan lập pháp cần xem xét rút ngắn trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động cũng như đơn giản hóa hồ sơ cần nộp, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động; từ đó, khuyến khích người lao động nước ngoài chất lượng cao với nhiều kỹ năng, kinh nghiệm tham gia vào thị trường lao động Việt Nam.

Như vậy, hai khó khăn lớn nhất phải đối mặt khi xin cấp giấy phép lao động ở Việt Nam là: (1) yêu cầu quá nhiều giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ và (2) tốn thời gian với nhiều trình tự, thủ tục. Từ những khó khăn nêu trên, nhiều doanh nghiệp lo ngại trong việc sử dụng lao động nước ngoài hoặc sử dụng “chui” mà không xin giấy phép. Điều này khiến cho việc quản lý và kiểm soát thị trường lao động của cơ quan có thẩm quyền trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, pháp luật nước ta cần cân nhắc chỉnh sửa những quy định điều chỉnh việc cấp giấy phép lao động.

Click Below For English Version

English speaking lawyer in Vietnam?

Related Posts

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép lao động

Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài từ năm 2021

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City