Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài được Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Vốn điều lệ của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.

Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

2.  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).

3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty Hợp danh). .

4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;

5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:

  • Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
  • Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực 

6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

ANT LAWYERS cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài với các nội dung sau:

  • Tư vấn, cung cấp cho khách hàng các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đầu tư tại Việt Nam, thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo và cung cấp các tài liệu cần thiết để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Thay mặt khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, gặp gỡ và tư vấn các giải trình cần thiết cho khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Mã số thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Con dấu của Công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.