Vi phạm hành chính về quyền tác giả tác phẩm viết, quyền liên quan có thể bị phạt tới 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
Đó là quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Theo nội dung Nghị định, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm đối với cá nhân cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký: mức phạt từ 2.000.000đ đến 8.000.000đ
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả tác phẩm viết, quyền liên quan: mức phạt từ 500.000đ đến 15.000.000đ
Hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác giả tác phẩm viết, quyền liên quan: mức phạt từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức tư vấn, dịch vụ: mức phạt từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu: mức phạt từ 3.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm: mức phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: mức phạt từ 3.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm: 5.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: 5.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng: 5.000.000đ đến 15.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: 5.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm: 10.000.000đ đến 30.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: 200.000.000đ đến 250.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng: 15.000.000đ đến 30.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: 15.000.000đ đến 35.000.000đ
Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm: 10.000.000đ đến 15.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả: 3.000.000đ đến 20.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn: 2.000.000đ đến 5.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn: 3.000.000đ đến 10.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn: 3.000.000đ đến 5.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn: 15.000.000đ đến 35.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình: 20.000.000đ đến 40.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn: 10.000.000đ đến 30.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình: 15.000.000đ đến 35.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình: 10.000.000đ đến 30.000.000đ
Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại: 5.000.000đ đến 25.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng: 70.000.000đ đến 100.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng: 10.000.000đ đến 30.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng: 15.000.000đ đến 35.000.000đ
Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng: 5.000.000đ đến 20.000.000đ
Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan: 3.000.000đ đến 40.000.000đ
Ngoài các mức phạt trên, tùy theo tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;
2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;
4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thẩm quyền xử phạt của các cấp ngành liên quan.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả tác phẩm viết, quyền liên quan hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.