Bán phá giá – “Vụ kiện” chống bán phá giá

Hoạt động kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích và thúc đấy phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Việc tìm các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng – Biện pháp chống bán phá giá đang được rất nhiều nước quan tâm cả nước đã phát triển lẫn nước đang phát triển. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng áp dụng biện pháp chống bán phá giá một cách đúng đắn mà đôi khi còn chủ quan áp đặt mang tính chính trị.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.

Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.

“Vụ kiện” chống bán phá giá là gì?

Đây thực chất là một quy trình Kiện – Điều tra – Kết luận – Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu

Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu.

Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục này còn được xem là “thủ tục bán tư pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).

ANT Lawyerscông ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam và hỗ trợ khách hàng Việt Nam cho các vụ việc tại các nước trong mạng lưới liên kết hơn 150 nước.

Liên hệ với chúng tôi qua email: luatsu@antlawyers.com