Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau vì vậy nó là tài sản vô giá đối với mỗi công ty. Các công ty thường phải mất một thời gian dài để xây dựng được uy tín và sự tin cậy của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đăng ký và bảo hộ độc lập tại mỗi quốc gia nên các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng sử dụng nhãn hiệu của bạn mà không hỏi ý kiến nếu nhãn hiệu đó chưa được đăng ký bảo hộ trước đó tại Cục sở hữu trí tuệ.
ANT Lawyers là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cùng độ ngũ chuyên gia IP giàu kinh nghiêm, ANT lawyers sẽ hỗ trợ quý khách hàng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu như sau:
1.Dịch vụ nhãn hiệu
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tra cứu sơ bộ, cung cấp ý kiến chuyên môn và tư vấn liên quan đến khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ;
- Chuẩn bị, soạn thảo, nộp đơn và theo dõi các đơn đăng ký nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ;
- Gia hạn;
- Cấp lại
- Sửa đổi bổ sung;
- Cấp phép và chuyển nhượng;
- Phản đối;
- Khiếu nại, hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực.
2.Các thức đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam
Yêu cầu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo hệ thống nhãn hiệu của Việt Nam, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áo dụng để bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho cá nhân, pháp nhân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên. Mỗi đơn đăng chỉ được sử dụng cho một nhãn hiệu. Tuy nhiên, mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam được đăng ký cho nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ, vì vậy có thể đăng ký lên tới 45 nhóm sản phẩm và dịch vụ trong một đơn đăng ký.
Đặc điểm của các nhóm hàng hóa/dịch vụ
Bảng phân loại Nice phiên bản 10 được sử dụng cho việc phân loại trong đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được dùng để tính phí Nhà nước và phạm vi bảo hộ. Các nguyên tắc này được quy định như sau:
Bất cứ nhóm sản phẩm/ dịch vụ nào được liệt kê theo vần ABC và theo mã cụ thể được miêu tả trong Bảng phân loại Nice đều được thừa nhận để phân loại sản phẩm dịch vụ,
Ngược lại, nếu không thể phân loại sản phẩm/ dịch vụ dựa trên tiêu chí trên, Những lưu ý chung trong thỏa ước Nice sẽ được áp dụng để phân loại.
Tài liệu cần thiết
- 01 Giấy ủy quyền bản gốc giấy ủy quyền do người có thẩm quyền ký.
Lưu ý: Bản photo giấy ủy quyền được chất nhận khi nộp đơn, tuy nhiên phải nộp bản gốc giấy ủy quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn mà không phải nộp kèm theo bất cứ khoản phí bổ sung nào.
- Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam quy định tất cả các sản phẩm/ dịch vụ được chỉ định trong đơn phải được thể hiện cụ thể. Các sản phẩm/ dịch vụ chỉ miêu tả tổng quán hoặc chỉ được phân loại theo đề mục sẽ không được chấp nhận. Do đó, vui lòng liệt kê các sản phẩm/ dịch vụ quan tâm đã được áp dụng theo từng nhóm cụ thể.
- Mẫu nhãn hiệu dưới dạng file .JPEG (với độ phân giải tối thiểu 300 dpi) và chiều dài, chiều rộng không quá 8 cm.
Thủ tục đăng ký
- Nhận đơn: Thông thường, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đóng dấu xác nhận là đã nộp và chuyển cho lại bạn trong vòng 24 giờ ngay tại nơi nộp đơn.
- Thẩm định hình thức: Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đầu tiên đơn sẽ được thẩm định về hình thức. Thời hạn thẩm định hình thức là một (01) tháng kể từ này nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo đúng thủ tục.
- Công bố đơn: Tiếp theo đó, đơn đăng ký nhãn hiệu, sau khi đã được chấp nhận về mặt hình thức, sẽ được đăng công khai trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời gian 02 tháng tính từ ngày có thông báo chấp nhận đơn. Đây là giai đoạn để bên thứ ba có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu.
- Thẩm định nội dung: Tiếp theo, dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu, thẩm định viên sẽ xem xét khả năng được đăng ký của nhãn hiệu và sẽ hoàn thành việc thẩm định này trong thời gian 09 tháng tính từ ngày đơn được công khai trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Cuối cùng, nếu không có bất kỳ phản đối nào từ thẩm định viên hoặc bên thứ ba về việc nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn, quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được đưa ra. Thông thường, Giấy chứng nhận sẽ được cấp sau khoảng 03 tháng kể từ ngày có quyết định.
Nói chung, trên thực tế, nếu không bị phản đối, sẽ mất khoảng từ 15-18 tháng kể từ ngày nộp đơn cho đến khi chính thức nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ có hiệu lực kể từ ngày được cấp và có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu có thể tiến hành việc gia hạn đăng ký nhãn hiệu nhiều lần, mỗi lần 10 năm.