Giải đáp thắc mắc về việc xây dựng và vận hành website thương mại điện tử
STT | Câu hỏi thắc mắc | Ghi chú | ||
Nội dung | Thời gian hoàn tất | Chi phí (VNĐ) | ||
1 | Đăng ký bản quyền website Thương mại điện tử (Giống như các trang rao vặt) như thế nào? Thủ tục trong bao lâu? Chi phí tính thế nào? (Website này tôi thuê 1 đơn vị chuyên về IT thiết kế dựa trên ý tưởng và yêu cầu của tôi) | 20 ngày làm việc | Phí nhà nước: 600.000VNĐ
Phí dịch vụ: 3.500.000VNĐ |
|
2 | Đăng ký bản quyền về Logo của website như thế nào? Phí dịch vụ bao nhiêu? | 16 đến 18 tháng | Phí nhà nước: 1.000.000VNĐ
– Phí dịch vụ: 4.000.000VNĐ |
|
3 | Thời điểm phải đăng ký bộ Công thương cho web TMĐT (trước khi vận hành chính thức hay có quy định trong thời gian bao lâu sau khi vận hành chính thức phải đăng ký với Bộ Công thương). Thời gian đăng ký mất bao lâu? Phí dịch vụ hết bao nhiêu? | 15 ngày làm việc | Phí dịch vụ 20.000.000 VNĐ | Đăng ký trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng |
4 | Về vấn đề bản quyền hình ảnh. Như thế nào bị coi là vị phạm bản quyền hình ảnh trên mạng internet? Giả sử website A có lấy dữ liệu hình ảnh là phối cảnh công trình kiến trúc của website B, tuy nhiên Website A vẫn giữ nguyên hình ảnh với logo của website B, đồng thời có ghi chú thích là lấy nguồn và tham khảo từ Website B. Như vậy, Website A có bị vi phạm bản quyền hình ảnh hay tác giả hay không? Trường hợp, Website A có nhận được email của Website B về việc cho phép sử dụng hình ảnh của Website B để đăng. Chỉ có email như vậy có đủ cơ sở pháp lý hay không khỉ xảy ra tranh chấp? | a. Hành vi bị coi là vi phạm bản quyền hình ảnh trên internet trương trường hợp sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả, mạo danh tác giả; – công bố, quảng bá, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; – Chỉnh sửa, cắt xén, hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả; – Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu; – Sử dụng tác phẩm mà khong được cho phép của chủ sở hữu; b. Trường hợp giả sử của Bạn, nếu Website A đăng không có mục đích thương mại và có ghi rõ nguồn tham khảo thì không bị coi là vi phạm bản quyền. c. Website A có nhận được email của Website B về việc cho phép sử dụng hình ảnh của Website B để đăng, Email chưa được xem là văn bản pháp lý cho phép sử dụng tác phẩm. việc cho phép này cần phải lập thành văn bản và được xác nhận của hai bên để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sua này. |
||
5 | Giả sử website có thu phí một số dịch vụ do website cung cấp. Vậy việc nộp thuế được xác định như thế nào, có mất thuế VAT không? | Có, do dịch vụ không thuộc đối tượng không chịu VAT theo Luật.
Nội dung đăng ký, kê khai và nộp thuế vẫn áp dụng như đối với các doanh nghiệp thực hiện hình thức thương mại truyền thống. – DN có thể lựa chọn hình thức nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp có có doanh thu hàng năm từ cung ứng dịch vụ dưới 1 tỷ đồng và không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn có thể lựa chọn phương pháp – Các trường hợp khác DN đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. |
||
6 | Trường hợp làm trung gian thanh toán có vị phạm pháp luật không? Ví dụ như sau: ông A và ông B thông qua website đã đồng ý giao dịch với nhau. Tuy nhiên ông A lo hàng của ông B kém chất lượng. Trong khi ông B lại lo chuyển hàng rồi ông A không trả tiền. Để giải quyết vấn đề này, ông A sẽ chuyển tiền cho website để giữ, sau khi 2 bên tiến hành xong mà thấy vừa lòng thì số tiền này website sẽ chuyển cho ông B. Trường hợp, Ông A không hài lòng và bên B nhận lại hàng thì số tiền trên website sẽ trả lại cho ông A. Việc website làm trung gian kiểu như vậy có được phép không? | Được phép.
Tuy nhiên đây là dịch vụ thu hộ, chi hộ thuộc các dịch vụ trung gian thanh toán theo luật, do đó DN phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, nhân sự, phương án kinh doanh…và được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong thực tế, nhều start up không tuân thủ do chi phí lớn. |
||
7 | Khi website bổ sung thêm một số tính năng mới thì có cần đăng ký bản quyền bổ sung hay không? | Theo quy định pháp luật, việc đăng ký bản quyền là không bắt buộc và phát sinh tự động quyền khi tác phẩm được công bố. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp và xử lý xâm phạm bản quyền (nếu có), nên đăng ký bản quyền tác phẩm và nếu có tính năng mới thì cần đăng ký lại giao diện bổ sung. |