Công ước thu thập chứng cứ là Công ước đa phương của Hội nghị La Hay được ký ngày 18/3/1970 và có hiệu lực ngày 07/10/1972. Mục tiêu của Công ước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ và hài hòa hóa phương thức thu thập chứng cứ giữa các quốc gia.
Công ước thu thập chứng cứ ở nước ngoài có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 03/5/2020. Sau khi gia nhập Công ước này, Việt Nam chỉ áp dụng yêu cầu thu thập chứng cứ và chấp nhận thực hiện yêu cầu thu thập chứng cứ của các nước thành viên khác theo hình thức bằng văn bản yêu cầu quy định tại Chương I của Công ước này. Theo đó, Việt Nam không áp dụng hình thức thu thập chứng cứ thực hiện bởi viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hoặc người được bổ nhiệm/ủy quyền.
Thủ tục thực hiện thu thập chứng cứ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam theo Công ước La Hay
Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều tham gia Công ước thu thập chứng cứ, tuy nhiên vì Việt Nam chỉ tham gia phương thức thu thập chứng cứ bằng văn bản yêu cầu, do đó cơ quan tư pháp Hoa Kỳ muốn thu thập chứng từ tại Việt Nam thì phải thực hiện theo phương thức này.
Bước 1: Cơ quan Hoa Kỳ gửi văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ tới Bộ Tư pháp Việt Nam
Khi giải quyết vụ án liên quan đến lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, đương sự yêu cầu Tòa án đề nghị cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ hỗ trợ thu thập chứng cứ tại Việt Nam. Theo đó, cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cụ thể là Bộ Tư pháp) tiến hành thu thập chứng cứ. Văn bản này phải đảm bảo các nội dung tại Điều 3 Công ước, phải lập bằng tiếng Việt hoặc kèm theo bản dịch tiếng Việt. Văn bản yêu cầu sẽ được gửi qua đường bưu chính.
Bước 2: Bộ Tư pháp Việt Nam tiếp nhận văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ
Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ tiếp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ và phản hồi Cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ về việc có hay không thực hiện yêu cầu thu thập chứng cứ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do thuộc Điều 12 Công ước này: lý do yêu cầu đó không thuộc phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự, thương mại của Công ước, việc thực hiện yêu cầu có thể phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia đó,…
Bước 3: Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ
Sau khi xét thấy có đủ cơ sở để giải quyết yêu cầu của Cơ quan Hoa kỳ, Bộ Tư pháp sẽ gửi văn bản chấp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ tới Hoa Kỳ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trong nước để thu thập chứng cứ.
Cơ quan Việt Nam sẽ gửi thông báo về thời gian và địa điểm, thủ tục thu thập chứng cứ được thực hiện tới cơ quan Hoa Kỳ để các bên liên quan và đại diện của họ, nếu có, có thể có mặt. Cán bộ tư pháp của cơ quan Hoa Kỳ có thể có mặt khi thực hiện Văn bản yêu cầu, việc có mặt này cần được sự cho phép trước của Cơ quan Việt Nam.
Ngoài ra, theo Điều 11 Công ước này, người được yêu cầu cung cấp chứng cứ có quyền từ chối thực hiện yêu cầu thu thập chứng cứ nếu pháp luật của Việt Nam yêu cầu hoặc Văn bản yêu cầu thu thập từ chối có nêu cụ thể về quyền từ chối này.
Bước 4: Bộ Tư pháp Việt Nam gửi văn bản trả lời về kết quả thu thập chứng cứ tới Cơ quan Hoa Kỳ
Sau khi nhận được kết quả thu thập chứng cứ từ các Cơ quan khác, Bộ Tư pháp gửi văn bản trả lời kết quả thu thập chứng cứ cho cơ quan Hoa Kỳ.
For Clients Speaking English
ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam