Kiện chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam và 14 quốc gia khác tới Hoa Kỳ

Các đơn khởi kiện chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mới đối với nhôm ép đùn của Hoa Kỳ từ Việt Nam và 14 quốc gia khác

Tổng quan chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Vào ngày 04/10/2023, một liên minh gồm 14 nhà máy nhôm đùn ép của Hoa Kỳ và United Steelworkers đã nộp đơn yêu cầu điều tra Chống bán pháp giá (“AD”) đối với sản phẩm nhôm đùn ép từ Việt Nam và 14 quốc gia khác bao gồm: Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Malaysia, Mexico, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE; và điều tra Chống trợ cấp (“CVD”) với cùng sản phẩm từ 4 nước: Indonesia, Mexico, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Theo pháp luật Hoa Kỳ, thuế Chống bán pháp giá là một mức thuế đặc biệt, được áp dụng đối với các hàng hóa bán phá giá nhằm chống lại việc hàng nhập khẩu được bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn “giá trị thông thường” ; Thuế Chống trợ cấp được áp dụng để chống lại việc hàng nhập khẩu được bán tại Hoa Kỳ được trợ cấp nhập khẩu từ chính phủ nước ngoài.

Để áp dụng thuế AD/CVD, ngoài xác định việc bán phá giá và/hoặc trợ cấp đang diễn, chính phủ Hoa Kỳ còn phải xác định rằng có “thiệt hại đáng kể” (hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể) do hàng nhập khẩu được bán phá giá và/hoặc trợ cấp đến ngành sản xuất trong nước. Các nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về mọi khoản thuế AD/CVD tiềm ẩn được áp dụng. Ngoài ra, những cuộc điều tra này có thể tác động đến người tiêu dùng bằng cách tăng giá và/hoặc giảm nguồn cung nhôm đùn ép từ 15 quốc gia nêu trên, trong đó có Việt Nam.

Phạm vi hàng hóa được đề xuất điều tra bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Hàng hóa bị điều tra này là nhôm đùn ép, bất kể hình thức, hoàn thiện hay chế tạo, được lắp ráp với các bộ phận khác hay chưa lắp ráp, được tráng, sơn, anod hóa hay cải tiến nhiệt. Nhôm đùn ép có các hình dạng được tạo ra bằng quy trình đùn ép, được làm từ hợp kim nhôm có các thành phần kim loại tương ứng với các ký hiệu loạt hợp kim do Hiệp hội Nhôm công bố bắt đầu bằng các số 1, 3 và 6 (hoặc tương đương độc quyền hoặc tương đương của cơ quan chứng nhận khác).

Theo Nguyên đơn, hàng nhập khẩu được mô tả trong phạm vi điều tra hiện chủ yếu là những hàng hóa có mã HS (theo Biểu thuế Hài hòa của Hoa Kỳ) 04.10.1000; 7604.10.3000; 7604.10.5000; 7604.21.0010; 7604.21.0090; 7604.29.1010; 7604.29.1090; 7604.29.3060; 7604.29.3090; 7604.29.5050; 7604.29.5090; 7608.10.0030; 7608.10.0090; 7608.20.0030; 7608.20.0090; 7609.00.0000; 7610.10.0010; 7610.10.0020; 7610.10.0030; 7610.90.0040; và 7610.90.0080.

Biên độ bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam ước tính

Thông thường, biên độ bán phá giá được quyết định trong quá trình điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), dựa vào các phản hồi của nhà sản xuất sản có hàng hóa bị điều tra được xác định là đối tượng bắt buộc phải gửi phản hồi bảng câu hỏi điều tra của DOC. Nếu nhà sản xuất được yêu cầu phản hồi mà không phản hồi bảng câu hỏi điều tra, biên độ bán phá giá sẽ được ấn định dựa trên “các sự kiện bất lợi có sẵn”, là một biên độ mang tính trừng phạt, dựa trên cơ sở biên độ chống bán phá giá trong đơn khởi kiện của Bên khởi kiện.

Biên độ bán phá giá bị được cáo buộc trong đơn khởi kiện của Người khởi kiện khác nhau giữa các quốc gia, cụ thể như sau:

Quốc gia Biên độ bán phá giá bị cáo buộc
Colombia 181.76%
Dominican Republic 28.29%
Ecuador 43.52% – 64.57%
India 35.67%
Indonesia 112.21%
Italy 37.52%
Malaysia 54.87%
Mexico 111.38%
China 256.58%
Korea 66.43%
Taiwan 90.90% to 100.22%
Thailand 84.71%
Turkey 33.79%
UAE 39.80%
Vietnam 53.75%

Do DOC coi Trung Quốc và Việt Nam là “các nền kinh tế phi thị trường” (“NMEs”), DOC bắt đầu điều tra với giả định rằng tất cả các nhà xuất khẩu đều là thành viên của một “thực thể toàn Trung Quốc” hoặc “thực thể toàn Việt Nam” do chính phủ điều hành, do đó sẽ phải chịu biên độ thuế chống bán phá giá “toàn Trung Quốc” hoặc “toàn Việt Nam”.

Biên độ này thường dựa trên “những sự kiện bất lợi có sẵn”, khiến nó trở nên cao đến mức có thể được xem là trừng phạt. Các công ty chứng minh được sự độc lập hoàn toàn với Chính phủ Trung Quốc hoặc Chính phủ Việt Nam có thể nhận được tỷ lệ bán phá giá riêng dựa trên dữ liệu thực tế của họ.

Ngoài ra, Nguyên đơn cũng cáo buộc các khoản trợ cấp đáng kể của Trung Quốc, Indonesia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ cho các hàng hóa xuất khẩu từ nước mình, tuy nhiên đơn khởi kiện không định lượng được mức trợ cấp cụ thể.

Quá trình điều tra bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Quá trình điều tra Chống bán phá giá và Chống trợ cấp gồm hai giai đoạn: Giai đoạn mở đầu và Giai đoạn cuối. DOC và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ chỉ ra liệu rằng Nhôm đùn ép nhập khẩu từ các nước thuộc phạm vi điều tra có bán phá giá vào Hoa Kỳ hay không và xây dựng thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng.

Đồng thời, quá trình điều tra cũng sẽ chỉ ra rằng liệu Chính phủ Trung Quốc, Indonexia, Mexico, và Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện trợ cấp đối với Nhôm đùn ép được xuất khẩu sang Hoa kỳ hay không.

Thời kỳ điều tra Chống bán phá giá: 01/10/2022 đến 30/9/2023, riêng đối với Việt Nam và Trung Quốc là từ 01/4/2023 đến 30/9/2023.

Thời kỳ điều tra Chống trợ cấp là năm 2022 và những năm trước đó.

Lịch dự kiến điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ như sau

Bảng dưới đây cung cấp các thời hạn chính (tương đối) cho thủ tục DOC và ITC đối với điều tra bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam.

ITC phát hành bảng câu hỏi về nhà sản xuất nước ngoài, nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và nhà sản xuất Hoa Kỳ ngày 6 hoặc 9 Tháng Mười 2023
Bảng câu hỏi của nhà sản xuất nước ngoài, nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và nhà sản xuất Hoa Kỳ đến hạn 18 Tháng Mười, 2023
Khởi tạo DOC 24 Tháng Mười, 2023
Hội nghị sơ bộ ITC 25 Tháng Mười, 2023
Tóm tắt sau hội nghị ITC 30 Tháng Mười, 2023
Xác định sơ bộ ITC 20 Tháng Mười Một, 2023
DOC phát hành bảng câu hỏi CVD 23 Tháng Mười Một, 2023
DOC phát hành bảng câu hỏi ADD 28 Tháng Mười Một, 2023
DOC ADD trả lời bảng câu hỏi đến hạn 19 Tháng Mười Hai, 2023
DOC CVD trả lời bảng câu hỏi đến hạn 23 Tháng Mười Hai, 2023
Câu trả lời bổ sung cho bảng câu hỏi ADD và CVD Mùa đông / mùa xuân 2024
Xác định CVD sơ bộ của DOC 2 Tháng Ba, 2024
Xác minh Xuân / Hè 2024
Quyết định ADD sơ bộ của DOC 1 Tháng Năm, 2024
Xác định ADD và CVD cuối cùng của DOC 13 Tháng Chín, 2024
Quyết định cuối cùng của ITC 28 Tháng Mười, 2024
Ra quyết định 4 Tháng Mười Một, 2024

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers)

công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý gồm kinh doanh, thương mại, tranh chấp,…

Chúng tôi phối hợp với luật sư, công ty luật chuyên về thương mại quốc tế, chống bán phá giá để hỗ trợ khách hàng Việt Nam.  Liên hệ: luatsu@antlawyers.com