Hiện nay, có rất nhiều vụ việc tranh chấp đất đai xẩy ra khá phổ biến, thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến người dân và xã hội.
Về thực trạng tố cáo liên quan đến tranh chấp đất đai hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau :
Thứ nhất, TC cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư.
Thứ hai, TC cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, như : giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không thực hiện đăng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ.
Thứ ba, TC UBND giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích (5%) trái quy định của pháp luật.
Thứ tư, TC hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai để tham ô, như lập hai phương án bồi thường (cho người có đất bị thu hồi riêng, để thanh toán với Nhà nước riêng).
Thứ năm, TC hành vi trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân.
Tình trạng khiếu kiện về tranh chấp đất đai nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên, thúc đẩy giá đất tăng cao.
Hai là, do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã “ăn sâu, bám rễ” trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng.
Ba là, do việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất đai, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách; việc trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ giấy tờ, hồ sơ nên không có cơ sở để xác định khi diễn ra tranh chấp.
Bốn là, Luật Đất đai, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất. Chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từ đất khi sử dụng đất cho các dự án đầu tư như trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi..
Năm là, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.
Công tác xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án còn bộc lộ những hạn chế, lúng túng nhất định khi áp dụng pháp luật về đất đai, pháp luật dân sự, đường lối chính sách của Nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn lịch sử dẫn đến một số bản án, quyết định của Tòa án còn chưa thật sự chính xác thiếu khách quan. Chất lượng xét xử của Tòa án trong một số vụ chưa cao, có vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài; có những vụ án có sai lầm trong áp dụng pháp luật, cấp trên phải sửa đổi hoặc hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới. .
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các địa phương nhìn chung hiệu quả chưa cao, thiếu kịp thời, chưa dứt điểm còn để tồn đọng nhiều đơn thư chưa giải quyết.
Click Below For English Version
Real Estate Dispute Law Firms in Vietnam Discuss Land Disputes
Related Posts
Luật sư giải quyết tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp
Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.