Nước là tài nguyên quan trọng của Quốc gia, mọi hoạt động diễn ra đều cần tài nguyên nước. Do đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhằm bảo vệ tài nguyên nước, tránh sự lãng phí và bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm Luật tài nguyên nước 2012; Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 43/2015/NĐ-CP; Nghị định 201/2013/NĐ/CP; Thông tư 47/2017/TT-BTNMT; Nghị định 117/2007/NĐ-CP… Các văn bản pháp luật trên là cơ sở pháp lý khá vững chắc trong hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Nhà nước quy định nguyên tắc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân; Phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, pháp luật đã quy định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước để đảm bảo sự cân bằng giữa các khu vực, lĩnh vực. Sự ưu tiên này gồm Ưu tiên phân bổ theo vùng (thỏa thuận giữa các vùng; quyết định của cơ quan nhà nước) và ưu tiên phân bổ theo mục đích sử dụng nước ( sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản, sản xuất điện, công nghiệp, giao thông thủy, bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, khai thác chế biến khoáng sản)
Hệ thống pháp luật về tài nguyên nước đã chia ra thành 2 nhóm, theo đó, một là khai thác sử dụng tài nguyên nước không cần phải đăng ký, xin phép và nhóm thứ hai là khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, xin Giấy phép. Đối với khai thác, sử dụng không phải đăng ký gồm có nước dùng cho sinh hoạt hộ gia đình; sử dụng với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ; sử dụng nước biển để sản xuất muối; sử dụng nước phục vụ hoạt động tôn giáo, nghiên cứu khoa học; sử dụng nước cho phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố và các trường hợp khẩn cấp khác. Người sử dụng nước trong trường hợp sẽ phải trả tiền sử dụng nước theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ cấp nước. Giá nước sử dụng do cơ quan nhà nước quyết định và có sự điều chỉnh phù hợp với nguyên tắc và tình hình thực tế sử dụng.
Ngoài các trường hợp trên, việc khai thác sử dung tài nguyên nước để phải xin phép cơ quan nhà nước, bao gồm: Khai thác sử dụng nước mặt, nước biển; Thăm dò nước dưới đất; khia thác, sử dụng nước dưới đất; hoạt động xả nước thải vào nguồn nước;… Các hình thức trên đểu phải đăng ký, xin phép và chỉ được phép tiến hành hoạt động đầu tư khai thác khi được cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật. Thời hạn của Giấy phép được quy định khác nhau, linh hoạt từ 2 năm cho đến 10 năm, phù hợp với hoạt động khai thác, sử dụng và đảm bảo sự ổn định cũng như bảo vệ môi trường ở mức tối đa nhất. Khi hết thời hạn giấy phép theo quy định sẽ được xem xét gia hạn nhiều lần.
Bên cạnh việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức, thì hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước cũng được quy định một cách chặt chẽ và rõ ràng. Theo đó, việc kiểm kê tài nguyên nước phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, với định kỳ 05 năm một lần, phù hợp với quy hoặc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước là sự phối hợp giữa các cơ quan, các Bộ, ban ngành có liên quan như Bộ Tài nguyên và môi trường; các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đến hoạt động xây dựng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;….
Ngoài sử dụng, khai thác tài nguyên nước, một vấn đề khác luôn được đặt lên hàng đầu là xử lý nước thải. Việc xử lý nước thải phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật về nước thải. Nhà nước luôn có những dự án, ưu đãi hỗ trợ về đầu tư trong xử lý nước thải như ưu đãi về tiền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi khác,
Mọi hành vi vi phạm quy định pháp luật về tài nguyên nước, xử lý nước thải đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp mà mức độ xử lý sẽ khác nhau như xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự,…Mức phạt tiền tối đa lên đến 1 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.