Thị trường vận tải ở Việt Nam- Cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có nền kinh tế, chính trị ổn định, đang dần trở thành điểm đến đầu tư của nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy thị trường vận tải ở Việt Nam đang có nhu cầu phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.

Là một quốc gia giáp biển, Việt Nam được xem là nơi giao thương của các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các phương thức vận tải phổ biến bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống. Theo chiến lược được Chính phủ đặt ra tới năm 2030, các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam sẽ được phát triển với định hướng áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong nước, chiếm vai trò quan trọng trong vận tải xuất, nhập khẩu hàng hóa, từng bước vươn ra đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên thị trường vận tải quốc tế, cụ thể như sau:

  1. Hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp vận tải nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hoá, giảm thiểu số lượng và tỷ lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp vận tải, trừ trường hợp tại các đơn vị kinh doanh vận tải đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
  2. Tách biệt kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt với kinh doanh vận tải thành các doanh nghiệp độc lập, khẩn trương cổ phần hoá các doanh nghiệp vận tải và cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.
  • Hình thành một số doanh nghiệp vận tải hàng hoá đa phương thức có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải hoàn chỉnh đường bộ – đường sắt – đường biển hoặc đường bộ – đường thuỷ – đường biển, đường bộ – đường hàng không; tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động phân phối dịch vụ, đặc biệt ưu tiên phát triển mô hình bán vé liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách.

Về việc thực hiện đầu tư trên lĩnh vực vận tải đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO và EVFTA, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động bao gồm:

(i) Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;

(ii) Đại diện cho chủ hàng;

(iii) Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;

(iv) Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;

(v) Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp;

(vi) Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu;

(vii) Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.

Với chiến lược phát triển và mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam hi vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư vận tải quốc tế thực hiện đầu tư, để không chỉ phát triển thị trường vận tải tại Việt Nam, mà còn đem lại lơi ích kinh tế cho nhà đầu tư quốc tế.

 

Related Posts

Tìm hiểu về luật giao thông vận tải ở Việt Nam: Cách luật sư vận tải đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro

Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?

Những thay đổi tích cực ở Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới

For Clients Speaking English

ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.