Ngày 05 tháng 09 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nội dung Nghị định có nhiều quy định mới về hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại và thời hạn Giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, quy định hiện hành bổ sung thêm một số trường hợp không phải xin giấy phép lao động, như:
(i)Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;
(ii)Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
Nội dung Nghị định cũng quy định về quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài: trước khi tuyển lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Trong thời hạn tối đa 2 tháng, kể từ khi nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 1 tháng kể từ khi nhận được đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà các cơ quan tổ chức của Việt Nam không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét quyết định việc nhà thầu được tuyển lao động nước ngoài; Đối với người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 7 của Nghị định này thì cần phải thực hiện thủ tục xác nhận do Sở lao động thương binh và xã hội thực hiện ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Ngoài ra, theo quy định mới sẽ không gia hạn giấy phép lao động mà thực hiện thủ tục xin cấp lại và thời hạn của giấy phép lao động có tối đa là 02 năm thay vì 03 năm so với quy định cũ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.
Nghị định này thay thế Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP có hiệu lực gày 01-11.2013.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:
Email: luatsu@antlawyers.com