Nghĩa vụ sử dụng sáng chế và nhãn hiệu

Khi một sáng chế hay nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu phải có nghĩa vụ sử dụng các chủ thể này bởi lẽ trên thực tế có thể có trường hợp một người đăng ký sáng chế hay nhãn hiệu và được cấp bằng nhưng không sử dụng trên thực tế hoặc cố tình không sử dụng trên thực tế. Việc này sẽ gây ra ảnh hưởng tới các chủ thể có sáng chế và nhãn hiệu sử dụng trên thực tế nhưng không đăng ký được vì đã bị chủ thể khác đăng ký trước đó.

Theo đó, tại Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành quy định rất cụ thể về nghĩa vụ sử dụng sáng chế và nhãn hiệu của chủ sở hữu.

Thứ nhất, đối với sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Khi có các nhu cầu như nêu trên mà chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Cụ thể, nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực

Nếu quý khách cần thêm bất cứ thông tin hoặc có yêu cầu tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể liên lạc trực tiếp tới Công ty Luật ANT, bộ phận tư vấn sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ.