Những hoạt động nào được cho phép khi thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16?

Ngày 31 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam ban hành chỉ thị để thực hiện một số biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19. Việc cách ly xã hội là chưa có tiền lệ, và chủ yếu dựa trên sự tự giác tuân của mỗi người dân. Theo đó, việc cách ly xã hội được thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1 tháng 04 đến ngày 15 tháng 04 năm 2020. Điều này không cấm đi ra ngoài, nhưng nó đề nghị người dân chỉ nên đi ra ngoài trong một số trường hợp cần thiết trên thực tế như mua thực phẩm, nhiên liệu, thuốc và những trường hợp khẩn cấp khác. Các cơ quan nhà nước sẽ làm việc tại nhà, những doanh nghiệp tư nhân cũng được đề nghị để mọi người làm việc tại nhà. Những doanh nghiệp kinh doanh được phép mở để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu. Đối với những nhà máy sản xuất và văn phòng cần phải làm việc thì tiếp tục thực hiện sản xuất hoặc kinh doanh, nhưng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn như không tập trung quá hai người, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, luôn luôn sử dụng khẩu trang, làm sạch tay thường xuyên và khử trùng nơi làm việc.

Từ khía cạnh pháp lý, sẽ có nhiều vấn đề tiêu cực không lường trước được và nhiều hậu quả pháp lý xảy ra trong việc tranh chấp về quan hệ lao động, tranh chấp trong thực hiện hợp đồng, tranh chấp trong giao dịch kinh doanh, tranh chấp giữa các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền… phát sinh do việc mâu thuẫn do cách ly xã hội. Có ý kiến cho rằng các bên tham khảo các hợp đồng, quy định và chuẩn bị cho các tình huống thích hợp. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp cân nhắc để đàm phán nhằm đạt được những thỏa thuận chung và cân nhắc tầm quan trọng của các quy định pháp luật và an toàn, hơn là những rủi ro trong kinh doanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không đạt được thỏa thuận, các luật sư giải quyết tranh chấp sẽ là lựa chọn phù hợp để tham khảo ý kiến giải quyết.