Với sự hội nhập quốc tế, chính phủ Việt Nam ngày càng đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhà đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua thành lập công ty, nhà đầu tư cũng có thể vào Việt Nam thông qua đầu tư bằng cách mua cổ phần trong một công ty hoặc mua lại phần vốn góp trong công ty đang hoạt động tại Việt Nam, đây cũng được coi là giao dịch mua bán sáp nhập.
Cụ thể, theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải:
-Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
-Bảo đảm tuân thủ về các quy định liên quan tới quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
-Tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại hải đảo, xã biên giới, ven biển.
Khác với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề hạn chế kinh doanh;
(ii) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại một số điểm trong luật bao gồm nhà đầu tư có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đó đang nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế.
(iii) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã biên giới, ven biển; ở một xã ven biển; ở khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Đầu tư vào công ty dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư thu được một số lợi ích như: tiếp cận nhanh thị trường, tạo được lòng tin của khách hàng, tận dụng được cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có, giảm thời gian tạo dựng thương hiệu cũng như giảm thủ tục cấp phép. Tuy nhiên, đầu tư vào công ty theo những phương thức này cũng gặp một số rủi ro mà nhà đầu tư cần thực hiện thẩm định pháp lý chặt chẽ bởi các luật sư M&A có kinh nghiệm tại Việt Nam, để kiểm tra sự tuân thủ của công ty và hiệu lực của giấy phép, giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng cần thực hiện thẩm định tài chính và thẩm định hoạt động để bảo vệ an toàn các lợi ích kinh tế tiềm năng.
Click Below For English Version
How to Invest Through Acquisition – Advice from M&A Lawyers in Vietnam
Related Posts
Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Đầu Tư Ra Nước Ngoài Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Đầu tư tại Úc kinh doanh và định cư
Tư vấn đầu tư vào Síp (Cyprus) nhận thẻ tạm trú và quốc tịch Châu Âu?
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.