Thế Nào Là Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài?

Luật Đầu tư năm 2006 điều chỉnh hai loại hình đầu tư là Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và tài sản từ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hình thức đầu tư trực tiếp là góp vốn hoặc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Các loại hình tổ chức kinh tế được phép thành lập là thành lập Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Liên doanh hoặc đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư Việt Nam chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm:

– Thành lập Công ty tại nước ngoài;

– Thành lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là:

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo các quy trình sau:

1. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ lên Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ.

Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ sẽ có trách nhiệm gửi các cơ quan chuyên môn để xin ý kiến thẩm tra về điều kiện cần đáp ứng của hồ sơ. Đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên sẽ phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính Phủ.

Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày Bộ kế hoạch và đầu tư nhận được đầy đủ ý kiến thẩm tra của các cơ quan chuyên môn. Trường hợp yêu cầu giải trình, bổ sung, thời gian có thể kéo dài.

Click Below For English Version

English speaking lawyer in Vietnam?

For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.