Thị thực (visa) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự
Miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.
Giấy miễn thị thực có giá trị tối đa là 5 năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày.
1. Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xét cấp Giấy miễn thị thực khi về Việt Nam
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh khi về Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+) Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh
+) Có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:
– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.
Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;
– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);
– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);
– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:
· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
· Giấy khai sinh;
· Thẻ cử tri mới nhất;
· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
· Sổ hộ khẩu;
· Sổ thông hành cấp trước 1975
· Thẻ căn cước cấp trước 1975
· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;
· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
Hãy liên hệ với Công ty luật ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết.
Email: luatsu@antlawyers.com