Thực hiện Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố (TP) Huế đang nỗ lực triển khai các hướng đi, giải pháp, đề án phát triển; tích cực tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; qua đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa trở thành “đô thị lõi” xứng tầm thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong tương lai gần.
Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Thừa Thiên- Huế thực hiện đạt và vượt kế hoạch 11/14 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt cao như: tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 10%/năm; doanh thu du lịch tăng 17%/năm; doanh thu dịch vụ xã hội tăng 13%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 12%/năm.
Các đề án, dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng đô thị được triển khai, hoàn thiện phát huy hiệu quả. Cụ thể đã cơ bản hoàn thành dự án cải thiện môi trường nước khu vực phía Nam thành phố Huế. Ngoài ra, thành phố thực hiện quy hoạch lại không gian đô thị trung tâm, đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với mở rộng địa giới thành phố Huế; phối hợp với các ngành của tỉnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chính của đô thị như: Trục đường vành đai, cầu qua sông Hương, các tuyến đường kết nối với các đô thị vệ tinh (Hương Thủy, Hương Trà, Bình Điển…).
Là một trong những trung tâm về văn hoá,du lịch,y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, thành phố Huế có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố Huế có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, sân bay quốc tế Phú Bài, gần các cảng Thuận An và Chân Mây…; có hạ tầng bưu chính viễn thông thông suốt; hệ thống ngân hàng, bảo hiểm phát triển đa dạng; lưới điện quốc gia ổn định…
Năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 nên các phương án xúc tiến đầu tư đã được thay đổi, điều chỉnh để thích ứng thực tế, trong đó, tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, rà soát thủ tục đầu tư, đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đã được cấp phép. Hiện tại thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi nhà đầu tư trên tất cả các lĩnh vực: du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng cụm công nghiệp; công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội, giáo dục đào tạo; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.
Thành phố Huế xác định việc đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, sẽ tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa để khai thác các giá trị văn hóa, di sản của cố đô Huế, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp định hướng phát triển.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn phát triển theo hướng ổn định, thành phố đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết cho doanh nghiệp; xây dựng các kênh thông tin đa dạng để triển khai hiệu quả việc công bố tài liệu pháp lý, các văn bản, pháp luật để doanh nghiệp dễ tiếp cận. Thành phố chủ động bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận xử lý các thủ tục hành chính đảm bảo đúng tiến độ theo quy định; công khai đường dây nóng điện thoại, website hỗ trợ để trực tiếp nhận ý kiến phản ánh, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Click Below For English Version
Related Posts
Những thay đổi tích cực ở Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới
Những ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.