Vào ngày 02 tháng 4 năm 2025, Chính phủ Hoa Kỳ công bố áp dụng thuế đối ứng lên đến 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là mức thuế chưa từng có, gây ra cú sốc lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng như dệt may, gỗ, điện tử, và nông sản. Sự kiện này không chỉ là biến động thương mại thông thường, mà còn đánh dấu một bước ngoặt trong việc cấu trúc lại chuỗi cung ứng và đặt ra yêu cầu cấp thiết về năng lực pháp lý thương mại quốc tế cho doanh nghiệp Việt.
Sự kiện này đặt ra các vấn đề pháp lý và chiến lược thực tiễn mà các doanh nghiệp cần thực hiện để vừa ứng phó hiệu quả, vừa chuẩn bị cho tương lai có thể còn nhiều biến động hơn.
Nhìn thẳng vào vấn đề: Thuế đối ứng Mỹ Việt Nam không phải sự kiện đơn lẻ, mà là xu thế mới
Chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ hướng tới Việt Nam, mà còn bao gồm hàng loạt quốc gia có thặng dư thương mại cao với Mỹ như Ca na đa, Mexico, và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Việt Nam nằm trong nhóm đầu chịu mức thuế cao đã phản ánh một điều: các quốc gia xuất khẩu lớn sẽ ngày càng đối mặt với áp lực thương mại theo hướng có chọn lọc từ các thị trường phát triển.
Doanh nghiệp Việt cần nhận thức rằng đây không phải là động thái nhất thời mà là dấu hiệu của một xu thế điều chỉnh chính sách thương mại toàn cầu có tính chiến lược, và vì vậy, cần phản ứng một cách dài hạn và có hệ thống.
Tác động trực tiếp đến doanh nghiệp: Hợp đồng, giá cả, dòng tiền, uy tín đều bị ảnh hưởng
Mức thuế đối ứng 46% không chỉ là con số thuế phải nộp thêm. Nó còn kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến:
- Khả năng cạnh tranh về giá: Với chi phí tăng đột ngột, nhiều đơn hàng trở nên kém hấp dẫn với đối tác Hoa Kỳ.
- Khó khăn trong thực hiện hợp đồng: Nếu doanh nghiệp đã ký hợp đồng cố định về giá mà không lường trước yếu tố thuế, khả năng vi phạm cam kết hoặc buộc phải đàm phán lại là rất cao.
- Gián đoạn dòng tiền: Thuế tăng cao đồng nghĩa doanh nghiệp có thể phải tạm dừng giao hàng, chờ tái cơ cấu hoặc tìm thị trường mới.
- Tác động đến uy tín: Việc trì hoãn hoặc phá vỡ hợp đồng, nếu không được xử lý khéo léo, có thể ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
- Nhiều tranh chấp sẽ xảy ra, gây tốn kém chi phí, mất bạn hàng nếu không có hướng xử lý tranh chấp hợp lý, hiệu quả.
Điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế: Đã đến lúc chú ý đầu tư thuê luật sư soạn hợp đồng cẩn thận hơn
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn giữ cách tiếp cận đơn giản khi xây dựng hợp đồng xuất khẩu, không nhờ các luật sư rà soát hay hỗ trợ. Về nội dung hợp đồng, mức giá thường bao gồm toàn bộ thuế và chi phí nhập khẩu, mà không có bất kỳ điều khoản dự phòng nào.
Từ tình huống thuế đối ứng Mỹ Việt Nam, doanh nghiệp cần:
- Không cố định mức thuế trong hợp đồng: Thay vào đó, đưa ra điều khoản cho phép điều chỉnh nếu chính sách thuế thay đổi.
- Chèn điều khoản về “biến động pháp luật” hoặc “rủi ro chính sách”: Giúp hai bên thương lượng lại khi có thay đổi về chính sách thuế từ bên thứ ba.
- Xác định lại nghĩa vụ “giao hàng DDP” hay “FOB” một cách kỹ lưỡng: Nếu công ty bạn đang chịu nghĩa vụ thuế ở thị trường nhập khẩu, thì rủi ro thuế chính sách là rủi ro lớn nhất bạn phải kiểm soát.
Xây dựng chiến lược hợp tác pháp lý quốc tế: Không thể “đi một mình” trong thương mại toàn cầu
Việc có thể khởi kiện lên WTO là công việc của Nhà nước. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cũng cần chủ động:
- Hợp tác với hiệp hội ngành nghề để truyền đạt thông tin chính sách bất lợi;
- Cung cấp dữ liệu thiệt hại thực tế để Nhà nước có đủ căn cứ khi tham vấn hoặc khởi kiện tại WTO;
- Tham gia các chương trình đào tạo về phòng vệ thương mại và tranh chấp quốc tế để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong luật quốc tế.
Không nên xem chính sách thương mại là việc “của Chính phủ”. Doanh nghiệp xuất khẩu ngày nay cần hiểu và vận hành trong hệ thống pháp lý quốc tế như một phần trong chiến lược kinh doanh.
Đa dạng hóa thị trường và đối tác: Giảm phụ thuộc là bài toán sống còn
Hoa Kỳ là thị trường lớn, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Tình huống thuế đối ứng Mỹ Việt Nam cho thấy rằng sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất có thể biến thành rủi ro lớn.
Doanh nghiệp cần khẩn trương:
- Tái định vị thị trường ưu tiên: Hướng đến các quốc gia trong CPTPP, EVFTA – nơi Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế;
- Cải thiện năng lực đàm phán để tiếp cận các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, EU, Canada;
- Đầu tư vào logistics và dịch vụ khách hàng toàn diện để nâng cao giá trị thay vì chỉ cạnh tranh bằng giá thấp.
Kiểm tra lại năng lực tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp
Một vấn đề ít được nhắc đến nhưng cực kỳ quan trọng: năng lực pháp lý nội bộ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa theo kịp mức độ hội nhập. Khi rủi ro từ thuế đối ứng Mỹ Việt Nam phát sinh, nhiều doanh nghiệp tỏ ra bị động, không nắm rõ hợp đồng, không biết cơ chế nào để đàm phán hoặc giải quyết tranh chấp, không chuẩn bị đội ngũ tư vấn pháp lý, vì các doanh nghiệp Việt Nam ít có văn hoá đầu tư cho dịch vụ pháp lý.
Doanh nghiệp cần:
- Xây dựng đội ngũ pháp chế có chuyên môn về luật thương mại quốc tế;
- Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý để rà soát lại toàn bộ hợp đồng quốc tế đang có hiệu lực;
- Tích hợp quản trị rủi ro pháp lý vào chiến lược quản trị doanh nghiệp như một bộ phận không thể tách rời.
Quản trị truyền thông thương hiệu khi đối mặt với chính sách bất lợi
Việc đối tác từ Mỹ yêu cầu điều chỉnh hợp đồng, từ chối nhận hàng, hoặc đòi lại chi phí là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, cách ứng xử của doanh nghiệp sẽ quyết định hình ảnh thương hiệu trong dài hạn.
- Truyền thông nội bộ rõ ràng, minh bạch với đối tác về lý do phát sinh vấn đề;
- Chủ động đưa ra đề xuất thương lượng dựa trên quy định hợp đồng và thông lệ quốc tế;
- Tránh né hoặc im lặng sẽ dẫn đến mất uy tín, giảm khả năng ký kết lại trong tương lai.
Chủ động tham gia vào đối thoại chính sách
Việt Nam có hệ thống hiệp hội ngành nghề tương đối phát triển. Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp trong việc cung cấp dữ liệu thực tiễn cho cơ quan nhà nước còn khá hạn chế.
Tình huống “thuế đối ứng Mỹ Việt Nam” có thể là chất xúc tác để doanh nghiệp:
- Tham gia sâu vào xây dựng và phản biện chính sách thương mại;
- Góp tiếng nói vào các cuộc tham vấn song phương, tham vấn WTO nếu có;
- Góp phần hình thành một hệ sinh thái pháp lý thương mại thực tiễn và gắn kết.
Tư duy toàn cầu – hành động địa phương: Chiến lược sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Trong thế giới hiện nay, thương mại không còn chỉ là chuyện mua bán hàng hóa, mà là trò chơi giữa những hệ thống pháp luật, chính sách và chiến lược quốc gia. Để thành công và bền vững, doanh nghiệp cần:
- Chuyển đổi từ tư duy “xuất khẩu” sang “quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu”;
- Chủ động học hỏi về luật quốc tế, chuẩn hóa hợp đồng, và quản lý rủi ro pháp lý;
- Xây dựng năng lực nội tại để thích ứng với biến động chính sách một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Từ thách thức thuế đối ứng Mỹ Việt Nam và cơ hội chuyển mình mạnh mẽ
Thuế đối ứng Mỹ Việt Nam không phải là sự khởi đầu của căng thẳng thương mại, mà là hồi chuông cảnh báo cho doanh nghiệp Việt Nam về yêu cầu nâng cấp mình trong một thế giới nhiều ràng buộc pháp lý và chính trị.
Giới doanh nghiệp Việt có thể xem đây là cơ hội để:
- Tái cấu trúc lại hợp đồng và chiến lược kinh doanh;
- Nâng cấp quản trị pháp lý và nhân sự chuyên môn cao;
- Tham gia vào bức tranh chính sách thương mại toàn cầu với vai trò chủ động, chuyên nghiệp và có tiếng nói.
Tương lai của xuất khẩu Việt Nam không nằm ở việc “né thuế”, mà ở khả năng ứng xử thông minh với chính sách và pháp luật quốc tế, xây dựng giá trị lâu dài thay vì cạnh tranh bằng giá ngắn hạn.
Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers)
Là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý gồm kinh doanh, thương mại, tranh chấp.
Click below for English Version