Tuân thủ về lao động trong hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là một tổ chức quốc tế thành lập từ năm 1919, sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trở thành cơ quan chuyên môn đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Mục tiêu chính của ILO là thúc đẩy quyền lợi tại nơi làm việc, khuyến khích các cơ hội việc làm phong phú, tăng cường bảo trợ xã hội và tăng cường đối thoại về các vấn đề liên quan đến công việc. Đến nay, tổ chức đã có 186 thành viên trên toàn thế giới và góp phần vào việc giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động trên toàn thế giới.

Việt Nam tham gia ILO từ năm 1992 và đặt văn phòng tại Hà Nội năm 2003. Mục đích của ILO Việt Nam là thúc đẩy quyền lợi tại nơi làm việc, khuyến khích cơ hội làm việc bền vững, bảo trợ xã hội, đẩy mạnh đối thoại về các vấn đề liên quan đến việc làm.

Các công ước cơ bản của ILO quy định các quyền cho phép thị trường lao động tại Việt Nam quyết định và hỗ trợ quản lý thị trường lao động cần thiết bởi tự do hóa thương mại. Gần đây, hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã được thảo luận, các nước thành viên EU và Việt Nam đều là thành viên của ILO, vì vậy có thể cho rằng EVFTA đã ủng hộ việc tuân thủ các tiêu chuẩn được phê chuẩn và thực hiện của ILO. Bên cạnh đó, EVFTA còn khuyến khích việc mở rộng và cải thiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động hay trách nhiệm xã hội của công ty. Trong tương lai, EVFTA và ILO sẽ thực hiện việc giải trình xung quanh các vấn đề lao động như chế độ nô lệ hiện đại và lao động trẻ em, quản lý rủi ro và tăng cường tính minh bạch trong quan hệ lao động.

Những lĩnh vực trên là những lĩnh vực quan trọng để hợp tác, xem xét về sự tích cực trong quản lý lao dộng, ảnh hưởng từ việc quản lý lao động không tốt tới các cơ hội về thương mại, từ đó nói lên vai trò của quản lý lao động đối với sự bền vững của thương mại.

Pháp luật về lao động của Việt Nam hiện nay, có nhiều chính sách về bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ lao động trẻ em, tuy nhiên việc giải quyết những chính sách liên quan đến việc quản lý lao động, đối thoại lao động tại nơi làm việc đang dần trong quá trình hoàn thiện. Hiện nay Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về thương mại (FTA), trong một số Hiệp định đều có các điều khoản về vấn đề lao động, từ đó đòi hỏi Việt Nam cũng cần phải có những chính sách lao động phù hợp với việc tự do thương mại. Những chính sách về lao động của Việt Nam hiện hành đang dần hoàn thiện nhằm phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới, bảo môi trường hội nhập tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó đem đến hiệu quả cao trong phát triển kinh tế đất nước.