Nhận diện hàng nhái và 4 phương hướng xử lý hàng nhái xâm phạm nhãn hiệu

Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều hàng hoá, sản phẩm của các công ty, đã bị làm nhái, và phân phối trên thị trường. Vấn đề hàng nhái, hay còn gọi là xâm phạm nhãn hiệu ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặt ra thách thức lớn cho các chủ sở hữu trí tuệ trong việc xử lý hàng nhái. Hậu quả là ảnh hưởng doanh số, mất niềm tin của khách hàng và tổn hại uy tín.

Xử lý hàng nhái
                                                     Xử lý hàng nhái vi phạm nhãn hiệu

Luật Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) hiện hành đã quy định một số hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý.

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu

1.Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ: Bao gồm việc sử dụng dấu hiệu giống hệt với nhãn hiệu đã đăng ký cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự.

2.Sử dụng dấu hiệu tương tự: Đối tượng sử dụng dấu hiệu tương đối giống nhãn hiệu bảo hộ, có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

3.Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng: Áp dụng cho dấu hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm, có thể gây nhầm lẫn hoặc ấn tượng sai lệch.

Các điều kiện để xác định hành vi vi phạm

1. Đối tượng: Nằm trong phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ.

2.Yếu tố xâm phạm: Đối tượng có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.Người thực hiện: Người thực hiện hành vi không được phép bởi chủ sở hữu.

4.Địa điểm xâm phạm: Hành vi xâm phạm diễn ra tại Việt Nam hoặc trên mạng nhưng hướng đến người tiêu dùng tại Việt Nam.

Biện pháp xử lí hành vi xâm phạm (xử lý hàng nhái)

1.Áp dụng biện pháp công nghệ: Sử dụng công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm.

2.Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm: Có thể đề xuất công ty xâm phạm dừng ngay hành vi, gỡ bỏ nội dung vi phạm và xin lỗi công khai.

3.Yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý: Khi cần thiết, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý hành vi xâm phạm theo quy định pháp luật.

4.Khởi kiện: Chủ sở hữu có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Hành động của chủ sở hữu

1.Gửi thư yêu cầu chấm dứt: Đưa ra yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.

2.Khởi kiện dân sự: Bước này có thể áp dụng nhiều biện pháp như buộc chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai, và bồi thường thiệt hại.

3.Tố cáo cơ quan có thẩm quyền: Tố cáo để áp đặt các biện pháp xử phạt hành chính và tố giác tới cơ quan công an.

4.Hành động trước tòa án: Trong trường hợp khó khăn, khởi kiện trước tòa án là lựa chọn cuối cùng.

Hậu quả pháp lý

1.Khởi kiện dân sự: Có thể áp dụng nhiều biện pháp như buộc chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai, và bồi thường thiệt hại.

2.Trách nhiệm hành chính: Công ty vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 250 triệu đồng.

3.Trách nhiệm hình sự: Có thể bị phạt tiền lên đến 5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động tới 02 năm.

Với những biện pháp xử lý hàng nhái này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo vệ quyền lợi và ứng phó hiệu quả với các hành vi xâm phạm.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers)

công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý gồm kinh doanh, thương mại, tranh chấp,…

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam.