- Bộ luật Lao động 2012;
- NĐ 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
- NĐ 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;
- Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Đối với tranh chấp lao động, khi xảy ra tranh chấp trước hết các bên có thể tiến hành thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Tuy nhiên nếu một bên từ chối thương lượng, thương lượng không thành hoặc thương lượng thành mà một bên không thực hiện có thể tiếp hành giải quyết tranh chấp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ là khác nhau đối với TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể, cụ thể:
Trước hết việc tranh chấp phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Một bên tranh chấp bằng cách gửi đơn đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở hoặc cư trú, sau khi tiếp nhận Phòng Lao động, Thương binh và xã hội sẽ cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động được cử không tổ chức hòa giải trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tranh chấp đã được hòa giải nhưng không thành, hòa giải thành nhưng bên người sử dụng lao động không thực hiện những thỏa thuận được ghi trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền
Đối với TCLĐ cá nhân: yêu cầu Tòa án giải quyết, cụ thể là Tòa án Nhân dân cấp huyện và là TAND nơi bị đơn có trụ sở đối với bị đơn là tổ chức hoặc nơi bị đơn cư trú nếu là cá nhân.
Ngoài ra đối với một số tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLĐ (như tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại,…), các bên có thể kiện ra tòa ngay mà không phải qua thủ tục hòa giải.
Đối với TCLĐ tập thể về nghĩa vụ: yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi xảy ra tranh chấp giải quyết. Sau đó, nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, với Tòa án là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết lao động tập thể về lợi ích: luật không quy định.
Click Below For English Version
Related Posts
Giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam như thế nào?
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp
For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.