1.Thời hạn yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, tính từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố công khai trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ cho đến trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi yêu cầu phản đối bảo hộ Nhãn hiệu tới Cục Sở hữu trí tuệ.
2.Điều kiện để phản đối bảo hộ nhãn hiệu
Yêu cầu phản đối của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được phép nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ mà phải ủy quyền nộp thông qua một Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam dựa trên ủy quyền.
3.Hồ sơ
- 01 Power of attorney (POA);
- Các tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu phản đối; (ANT Lawyers sẽ hỗ trợ quý khách chuẩn bị các chứng cứ và tài liệu đối với từng vụ việc cụ thể)
- Tờ khai phản đối bảo hộ (02 bản theo mẫu);
- Hóa đơn phí, lệ phí.
4. Thủ tục phản đối bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi nhận được yêu cầu phản đối bảo hộ dưới dạng văn bản, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét, chuyển nội dung yêu cầu phản đối này tới người nộp đơn và đưa ra khoảng thời gian 01 tháng để người nộp đơn trả lời đưa ra ý kiến, lập luận của mình về yêu cầu phản đối. Sau khi nhận được phản hồi từ người nộp đơn (trường hợp người nộp đơn có phản hồi),
Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo với người phản đối và đưa ra khoảng thời gian 01 tháng để người phán đối đưa ra phản hồi và ý kiến của mình.
Nếu căn cứ phản đối đã đủ rõ ràng và cụ thể, Cục sở hữu trí tuệ có thể đưa ra kết luận ngay sau khi đã xem xét yêu cầu phản đối mà không cần gửi nội dung phản đối đó cho người nộp đơn.
Cục sở hữu trí tuệ cũng có thể tổ chức buổi đối chất giữa người nộp đơn và người phản đối (dựa trên yêu cầu của hai bên) để làm rõ các vấn đề nếu thấy cần thiết.
Dựa trên việc xem xét các căn cứ được đưa ra bởi hai bên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu.