Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào? 

Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam theo luật Đầu tư.  Tuỳ quy mô, tính chất, sự tác động lớn tới môi trường, dự án cần cơ chế chính sách đặc biệt, dự án cần giao đất, cần di dời dân số lượng lớn, dự án của nhà đầu tư nước ngoài ở biển đảo… có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, việc xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể cần tới việc phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.  Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Xin giấy phép đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? 

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thực hiện dự án đầu tư, là các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc các tổ chức đầu tư vào các dự án mà nhà đầu tư nước ngoài nắm trên 50% vốn điều lệ, hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh. Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm các thông tin như tên dự án, tên và địa chỉ của nhà đầu tư, mã số dự án đầu tư, địa điểm dự án, diện tích đất sử dụng, mục tiêu, quy mô dự án, vốn đầu tư dự án, thời hạn hoạt động của dự án, tiến độ thực hiện dự án đầu tư (vốn và việc thực hiện các mục tiêu hoạt động), ưu đãi, hỗ trợ và các điều kiện của dự án đầu tư. 

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? 

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. 
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. 
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. 
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. 

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? 

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; 
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư; 
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch; 
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có); 
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? 

15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp phải xin văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Các bước xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? 

Thông thường thủ tục xin giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện như sau 

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. 

Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án. 

Bước 2: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện. 

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? 

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau: 

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định khác. 
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định khác. 
  • Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây: i) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; ii) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; iii) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định khác. 

Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hay còn là thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam là thủ tục quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, điều bắt buộc là họ phải hiểu các yêu cầu và quy trình của quy trình đăng ký. Theo số liệu, đầu tư vào Việt Nam có thể mang lợi ích cho các công ty lớn muốn thâm nhập vào một thị trường đang phát triển nhanh là thị trường Việt Nam. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bước đầu tiên mà nhà đầu tư phải thực hiện để tham gia thị trường. 

Khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có một số tài liệu và thông tin mà nhà đầu tư phải cung cấp. Các thông tin như tài liệu pháp lý, kế hoạch kinh doanh và các tài liệu tài chính khác phải được cung cấp để đăng ký đầu tư được phê duyệt.  

Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một quá trình phức tạp và đòi hỏi kiến ​​thức cũng như kinh nghiệm. Điều quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia hoặc cố vấn pháp lý, những luật sư tại Việt Nam, người hiểu thủ tục và các tài liệu cần thiết. 

Related Posts

Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người nước ngoài

Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới

Quy trình cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

For Clients Speaking English

ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.