Việt Nam thu hút đầu tư năng lượng sạch

Sáng ngày 22/7/2020, Diễn đàn cấp cao về phát triển Năng lượng Quốc gia 2020 đã diễn ra cùng lúc nhiều hoạt động ký kết đầu tư giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam, khu vực cũng như thế giới, mở ra thời kỳ phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam một cách mạnh mẽ và bền vững.

Tại diễn đàn, những dự án đã được ký kết bao gồm: dự án nhà máy điện khí tại Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận, dự án phát triển nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Chân Mây – tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn – tỉnh Bình Thuận.

Nổi bật nhất trong đó chính là dự án điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD. Theo đó, Tập đoàn Copenhagen Infrashtructure Partners (CIP), thay mặt Quỹ thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận. Với chi phí vốn lên đến 10 tỷ USD, dự án dược kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể cho tỉnh Bình Thuận và Việt Nam, phát huy hết tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam.

Đối với dự án nhà máy điện khí LNG Chân Mây (tại tỉnh Thừa Thiên-Huế) với tổng số tiền đầu tư tầm 6 tỷ USD, hợp tác giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam. Khi đưa vào hoạt động, hằng năm, nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình từ 24 đến 25kWh. Đồng hành cùng dự án là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ Mỹ cho các dự án đầu tư tư nhân của công dân Mỹ ở nước ngoài, cùng các đối tác hàng đầu thế giới về tài chính, công nghệ, vận hành, cung cấp khí (nguồn được đảm bảo từ Hoa Kỳ) và quản trị doanh nghiệp: U.S Development Finance Corporation, U.S.Asia EDGE, Ngân hàng thế giới, U.S EXIM Bank, GE Gas Power… giúp góp phần tăng trưởng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Bên cạnh các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước cũng đang quan tâm tới việc phát triển năng lượng sạch như dự án điện khí tại Cà Ná và dự án phát triển điện mặt trời Phú Mỹ tại Bình Định với vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.

Với việc phát triển những dự án năng lượng sạch, Việt Nam mong muốn nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế thực hiện đầu tư nhiều hơn nữa thông qua việc lập công ty tại Việt Nam, xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, hoặc mua lại phần vốn góp trong các công ty tại Việt Nam, trong lĩnh vực năng lượng sạch, rót nguồn vốn mới, để có thể phát huy hết khả năng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngoài ra, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nhà đầu tư và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch một cách bền vững trong tương lai.